Asset Publisher
null Giá trị của đình làng trong đời sống người dân Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay
Giá trị của đình làng trong đời sống người dân Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay
Nguyễn Phước Tài, Khoa Lý luận cơ sở
Tống Hoàng Huân, Khoa Xây dựng Đảng
1. Đặt vấn đề
Từ xa xưa ngôi đình đã trở thành một biểu tượng về tín ngưỡng, văn hóa tinh thần của người Việt. Đình là một biểu tượng của tính cộng đồng trong làng xã nước ta và là nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của văn hóa cộng đồng. “Đình làng” như một kho tàng quan trọng để hiểu hơn về văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc ta trong suốt dòng chảy của lịch sử đã qua. Trong quá trình tiến vào vùng đất phương Nam mở cõi, ông cha ta đã mang theo truyền thống văn hóa của quê hương từ miền Bắc, miền Trung vào Nam nói chung và tỉnh Đồng Tháp nói riêng, phong tục ấy vẫn được người Việt lưu giữ và luôn dành cho đình những tình cảm tốt đẹp. Theo dọc chiều đài đất nước, ở đâu chúng ta cũng có thể gặp những ngôi đình được thờ phụng rất trang nghiêm, luôn có người coi sóc hay đến cúng tế, gắn bó mật thiết với người dân quanh vùng và ngôi đình đã trở thành một thiết chế văn hóa xã hội không thể thiếu của người Việt.
Xét về điều kiện kinh tế xã hội thì tỉnh Đồng Tháp hiện nay đang là một vùng đất chuyển mình đi lên từ nông nghiệp và từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hòa chung vào xu thế của cả nước. Những đặc điểm đó đã tác động không nhỏ vào đời sống, suy nghĩ, nhận thức của người dân Đồng Tháp. Trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, kinh tế và văn hóa gắn liền với nhau hết sức chặt chẽ, kinh tế không tự mình phát triển nếu thiếu nền tảng văn hóa và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế. Có thể nói, kinh tế quy định và quyết định văn hóa vì xét đến cùng, kinh tế là nền tảng vật chất của văn hóa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã làm biến đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế xã hội, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng so với nông nghiệp và sản xuất thủ công, dân số đô thị, nguồn lao động công nghiệp tăng so với nông thôn và nông nghiệp. Điều đó đã làm biến đổi sâu sắc đời sống xã hội và cùng với nó là sự biến đổi trong lối sống, nhận thức của người dân và văn hóa truyền thống cũng chịu sự ảnh hưởng của quy luật này.
Chính vì điều đó, ngày 14/4/2021 UBND Tỉnh Đồng Tháp đã bán hành Đề án số 453/QĐ-UBND-HC về Phát huy giá trị đình làng tỉnh Đồng Tháp giải đoạn 2021-2025 để bảo tồn, khôi phục những giá trị văn hoá đình làng. Trong Đề án này phát huy tốt 03 chức năng chính của đình làng: Tín ngưỡng dân gian, hành chính, sinh hoạt văn hóa nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân địa phương, tập trung nhất là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian.
Qua tìm hiểu trên địa bàn toàn tỉnh có 96 ngôi đình. Trong số những ngôi đình này ta thấy có nhiều điều đáng suy nghĩ những giá trị tích cực và một số hạn chế trong sinh hoạt tín ngưỡng đình làng của người dân Đồng Tháp hiện nay
2. Ý nghĩa của những biến đổi sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng trong đời sống văn hóa của người dân tỉnh Đồng Tháp
Những tác động tích cực từ sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng trong đời sống văn hóa của người dân tỉnh Đồng Tháp
Một là, giá trị giáo dục và hướng về cội nguồn
Các lễ Kỳ yên ở đình làng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều gắn với việc thờ cúng một vị thần, một nhân vật lịch sử có công khai hoang lập làng hay một anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ cộng đồng dân cư. Nghi lễ thờ cúng Thành hoàng là bày tỏ lòng tôn kính đối với những công lao to lớn của các vị thần đó, đồng thời cũng làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của con người nên thông qua lễ hội, giá trị giáo dục truyền thống “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” được thể hiện đậm nét đối với nhiều thế hệ người dân ở Đồng Tháp. Ngoài ra, sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng ở Đồng Tháp còn có giá trị bảo đảm tính kế tục lịch sử.
Tổ chức tốt lễ hội truyền thống sẽ để lại ấn tượng, hiệu quả không chỉ bảo tồn văn hóa, bản sắc mà còn góp phần phát triển du lịch mang lại nguồn thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần giới thiệu những giá trị văn hóa, vùng đất và con người Đồng Tháp đến với bạn bè gần xa.
Hai là, giá trị đoàn kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng
Lễ hội đình làng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp là môi trường góp phần quan trọng tạo nên sự cộng mệnh và cộng cảm của cộng đồng. Các lễ Kỳ yên diễn ra theo chu kỳ thời gian là dịp tập trung, gặp gỡ, giao hòa giữa con người với con người, sợi dây liên hệ về mặt tinh thần luôn luôn được bền chắc. Giá trị cố kết cộng đồng là một giá trị hết sức cơ bản của lễ hội đình làng, khi mỗi con người đều có chung một nhận thức, một niềm tin, có cùng một tình cảm trước biểu tượng thiêng liêng chung tay tham gia vào trình diễn lễ hội, giao hòa tinh thần giữa người với người, giữa thế giới thực tại và thế giới thần linh.
Sinh hoạt tín ngưỡng đình làng ở Đồng Tháp có vai trò quan trọng trong việc liên kết xã hội, qua lễ hội ở đình, người dân đã thể hiện thái độ và hành động trân trọng đối với những gì mà địa phương mình có và thể hiện mối quan hệ giao lưu giữa địa phương này với địa phương khác (mời Ban quí tế đình, miếu bạn đến cúng đình làng mình).
Ba là, giá trị cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ văn hóa
Đời sống tâm linh thể hiện rõ nét qua sinh hoạt tín ngưỡng ở đình, bên cạnh đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tư tưởng trong con người còn hiện hữu đời sống tâm linh. Đó là đời sống của con người hướng về cái cao cả thiêng liêng chân - thiện - mỹ, cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, trong đó có niềm tin tôn giáo tín ngưỡng. Chính tín ngưỡng, các nghi lễ, lễ hội đã góp phần làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh, đó là “cuộc đời thứ hai”. Về mặt cấu trúc, lễ hội ở đình thuộc về phạm trù cái thiêng liêng của đời sống tâm linh, đối lập và cân bằng với cái trần tục của đời sống hiện thực.
Bốn là, giá trị bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
Lễ hội đình làng ở Đồng Tháp không chỉ là tấm gương phản chiếu những nét văn hóa cổ truyền mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy truyền thống văn hóa của địa phương. Hàng năm khi đình mở hội, một “bảo tàng sống” về văn hóa dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Về mặt tâm lý, trong mỗi tâm hồn cá nhân, các lễ cúng đình luôn luôn là một ký ức đẹp. Ông cha ta có câu “Lá rụng về cội” là vậy, thông qua đó việc giáo dục cho cho thế hệ kế tiếp về lòng yêu quê hương, tôn trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của tổ tiên. Hơn ai hết thế hệ trẻ là người nắm giữ trọng trách duy trì, phát triển văn hóa truyền thống này trong thời đại mới. Làng xã là cái nôi hình thành, bảo tồn, sản sinh văn hóa truyền thống, nhất là trong hoàn cảnh bị xâm lược và đồng hóa. Trong các làng xã, những ngôi đình và cùng với nó là lễ hội chính là tâm điểm của cái nôi văn hóa đó. Cho nên trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống là việc làm cấp thiết.
Một số mặt hạn chế gặp phải từ sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng trong đời sống văn hóa của người dân tỉnh Đồng Tháp
Cùng với sự phát triển nhanh của đời sống kinh tế xã hội, hiện nay lễ hội đình làng ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã bị biến tướng và phát sinh một số hạn chế và tiêu cực, cụ thể như:
Thứ nhất, đơn điệu hóa và xu hướng thế tục hóa lễ hội: Ngày xưa, lễ cúng đình diễn ra có nề nếp thứ tự, còn ngày nay dường như người ta càng ngày càng kéo nhau đi cầu xin đông hơn khiến ý nghĩa và mục đích tổ chức lễ cúng Kỳ yên tốt đẹp đang trở nên xa vời. Người dân đang đến với lễ hội bằng một suy nghĩ trần tục với tâm thức trần sao âm vậy, họ cầu xin tiền tài danh lợi, họ đưa suy nghĩ của mình áp đặt vào đời sống tâm linh, bỏ tiền ra cúng để “hối lộ” thần thánh. Chính tâm lý của người dân đang làm dung tục hóa các lễ hội ở đình.
Thứ hai là, tâm lý của người tham dự sinh hoạt tín ngưỡng đình làng: Có một bộ phận người dân đi cầu may, có người đi thưởng ngoạn và có một số khách đến với lễ hội đình theo trào lưu chứ chưa hiểu được hết giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội mà mình tham gia. Mặc khác, một bộ phận người dân xem lễ hội ở đình là nơi ăn chơi, chưng diện, tiêu tiền lãng phí. Họ đã nhầm lẫn rằng đến lễ cúng đình là chỉ có vui chơi mà quên đi phần lễ rất trang nghiêm, cung kính và căn nguyên của những hiện tượng này là do sự giáo dục từ gia đình và xã hội.
3. Một số giải pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đình làng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Từ thực tế nêu ở phần trên, chúng tôi xin nêu một số giải pháp góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đình làng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay.
Trước tiên là việc kiện toàn cơ cấu bộ máy tổ chức lễ hội ở đình, đây là một việc làm rất quan trọng. Vai trò quản lý điều hành của các Ban quí tế ở các đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay còn ít nhiều hạn chế trong việc tổ chức cũng như tuyên truyền về truyền thống, giá trị lịch sử của ngôi đình, công tích của Thành hoàng ở địa phương đến với người dân. Cần tăng cường quản lý lễ hội bằng các biện pháp tuyền truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đối với các thành viên trong cộng đồng về văn hóa truyền thống cũng như những quy định của pháp luật có liên quan là việc cần phải làm để kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc. Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện nếp sống văn hóa trong sinh hoạt tín ngưỡng ở đình làng, đặc biệt là việc giáo dục đối với giới trẻ, trên cơ sở đó giúp mọi người nâng cao hiểu biết, xây dựng ý thức trách nhiệm và cách ứng xử có văn hóa mỗi khi họ tham gia. Tổ chức lễ hội ở đình hàng năm cần giữ được các nguyên tắc thẩm mỹ phù hợp với nếp sống văn hóa mới và những nghi thức, tục lệ không còn phù hợp với đời sống hiện đại thì phải loại bỏ.
Thứ hai là công tác bảo quản, tu bổ các ngôi đình trên địa bàn Đồng Tháp cần có sự quy hoạch tổng thể trong việc bảo tồn giá trị lịch sử của đình, làm cho đình làng trở thành trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong giai đoạn mới hiện nay. Chính quyền các cấp cần phải quan tâm, tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo bảo đảm an ninh, trật tự công cộng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực. Phối hợp chặt chẽ với với Ban quí tế tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ phục vụ các lễ hội ở đình như sắp xếp các cửa hàng, niêm yết công khai giá hàng hóa, giải quyết triệt để hiện tượng tranh giành, tăng giá, hướng dẫn người dân bảo vệ môi trường, cảnh vật trong không gian đình làng trong mỗi dịp lễ Kỳ yên góp phần bảo đảm mỹ quan. Ngoài ra cần huy động đầu tư bằng nhiều nguồn từ các tổ chức, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, sự đóng góp của nhân dân để trùng tu, tôn tạo, xây dựng lại các ngôi đình, Ban quí tế cần phải bảo đảm việc quản lý sử dụng các nguồn thu chặt chẽ, hiệu quả./.
Xem thêm các tin khác
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh với mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào
09:08:00 03-07-2025 -
Phát huy tính sáng tạo và chủ động của đảng viên trong sinh hoạt chuyên đề
09:03:00 03-07-2025 -
Tự hào lịch sử Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp – 70 năm Hình thành và Phát triển
15:23:00 12-06-2025 -
Học tập suốt đời – động lực cho sự phát triến, tiến bộ và đổi mới
07:59:00 22-05-2025 -
Phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
08:24:00 19-03-2025 -
Bài học rút ra sau 25 năm đứng trên bục giảng
13:48:00 13-03-2025 -
Những điểm mới của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
08:26:00 12-03-2025 -
Gia đình – Nội hàm và yêu cầu phát huy giá trị gia đình trong bối cảnh mới
07:46:00 10-03-2025 -
Phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng chi bộ bốn tốt
15:57:00 20-01-2025 -
Ứng dụng dạy học dự án trong giảng dạy chương trình trung cấp lý luận chính trị
15:53:00 20-01-2025 -
Những thành tựu kinh tế-xã hội đáng tự hào của nước ta trong năm 2024
15:50:00 20-01-2025 -
Quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam – Lào: Cơ sở hình thành
15:40:00 20-01-2025 -
Dấu ấn người Hoa tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp
16:16:00 06-01-2025 -
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong bối cảnh chuyển đổi số
08:06:00 25-11-2024 -
Tiềm năng phát triển kinh tế sông ở tỉnh Đồng Tháp
08:03:00 25-11-2024 -
Xu thế quản trị công và thực tiễn tại tỉnh Đồng Tháp
08:22:00 11-11-2024 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và ứng dụng trong phát triển giáo dục Đồng Tháp
08:12:00 11-11-2024 -
Suy nghĩ về cải tiến quy trình soạn thảo văn bản trong thời đại chuyển đổi số
08:15:00 25-10-2024 -
Nông nghiệp thông minh và ứng dụng công nghệ số tại Đồng Tháp
07:36:00 25-10-2024 -
Giảng dạy học phần Lịch sử Đảng – chuyển hóa từ lý luận đến thực tiễn
09:09:00 15-09-2024 -
Cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch ở Việt Nam hiện nay
09:53:00 06-08-2024 -
Nguyện tri ân những gương “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
10:55:00 19-07-2024 -
Cách mạng Tháng Tám - giá trị bền vững và ý nghĩa đối với giai đoạn mới hiện nay
08:31:00 15-07-2024 -
Hòa bình - bản chất và thực tiễn
07:58:00 10-07-2024 -
Bài học cuộc sống từ một câu chuyện ngụ ngôn
08:45:00 04-07-2024 -
Tìm hiểu về vai trò và một số yêu cầu đối với tư duy phản biện
10:31:00 04-06-2024 -
Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng bàn về an ninh con người
09:24:00 28-05-2024 -
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội - chân lý của cách mạng Việt Nam
09:49:00 22-05-2024 -
Tăng cường thi đua, khen thưởng tạo động lực để phát triển
14:03:00 21-05-2024 -
Nâng cao hiệu quả công tác đảng viên của Đảng bộ huyện Lai Vung
08:29:00 06-05-2024 -
Bàn thêm về điều kiện để việc làm bột ở Sa Đéc trở thành nghề làm bột gạo
08:25:00 04-05-2024 -
Giữ cho đúng tư cách một người cách mệnh
08:20:00 04-05-2024 -
Nâng cao giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên trong tình hình mới
14:25:00 26-04-2024 -
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - niềm tự hào vô song của dân tộc Việt Nam
07:24:00 23-04-2024 -
Đóng góp của xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
10:09:00 19-04-2024 -
Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị từ cái nhìn thực tiễn
07:54:00 19-04-2024 -
Một số vấn đề lý luận về hoạt động của Trung tâm Văn hoá - Học tập cộng đồng
07:43:00 19-04-2024 -
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
13:49:00 11-04-2024 -
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vốn hoá đất đai ở tỉnh Đồng Tháp
10:14:00 09-04-2024 -
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 – niềm tự hào vô song của cả dân tộc Việt Nam
13:39:00 08-04-2024 -
Xuyên tạc lịch sử - Một trò chơi chính trị nguy hiểm
14:04:00 27-02-2024 -
Những gương thanh niên nông thôn tỉnh Đồng Tháp khởi nghiệp thành công
13:59:00 27-02-2024 -
Lời hứa người ở lại
07:49:00 19-02-2024 -
Một số mô hình kinh tế tuần hoàn khẳng định tính hiệu quả ở tỉnh Đồng Tháp
07:44:00 19-02-2024 -
Một số nhiệm vụ trọng yếu trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
08:25:00 01-02-2024 -
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên đề trong sinh hoạt chi bộ
13:40:00 05-01-2024 -
Đoàn kết trong Đảng là cơ sở của đại đoàn kết toàn dân tộc
15:05:00 11-12-2023 -
Một thủ đoạn chống phá có tính chất “thao túng tâm lý” của các thế lực thù địch
08:24:00 30-08-2023 -
Xây dựng Gia đình góp phần phát triển quê hương
14:11:00 28-06-2023 -
Một số vấn đề đặt ra đối với hoạt động chứng thực hiện nay
08:59:00 12-06-2023 -
Phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên trong bối cảnh hiện nay
08:45:00 12-06-2023 -
Chiến thắng 30/4/1975, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước
16:31:00 04-05-2023 -
Công tác cán bộ trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh
08:22:00 25-04-2023 -
Tích xưa, chuyện nay - Bài học thiết thực về “vượt qua cám dỗ”
08:34:00 17-04-2023 -
Tính thời sự và giá trị vượt thời đại của tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”
13:40:00 16-03-2023 -
Nhớ lời Bác dặn dò đội ngũ cán bộ và ngành Y tế
15:43:00 27-02-2023 -
Ý nghĩa Ba nguyên tắc vận động trong Đề cương văn hoá năm 1943
14:07:00 22-02-2023 -
Mùa xuân năm 1930 – Bác thành lập Đảng
13:57:00 31-01-2023 -
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
09:37:00 09-12-2022 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân”
19:27:00 15-11-2022 -
Vai trò của lao động với con người trong triết học Mác
11:14:00 04-11-2022 -
Luật Đất đai năm 2013, thành tựu và hạn chế sau 8 năm áp dụng vào thực tiễn
08:24:00 04-08-2022 -
Một số quy định mới đối với công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 6 năm 2022
08:11:00 02-06-2022 -
“19 tháng 5” – Nhớ tấm gương học ngoại ngữ của Bác
09:15:00 24-05-2022 -
Những con người Việt Nam viết tiếp hành trình kết nối văn hóa của Nguyễn Ái Quốc
08:25:00 25-04-2022 -
Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
14:05:00 28-03-2022 -
Năm Dần sử kiện Đất và Người
09:45:00 26-01-2022 -
Đồng Tháp – tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng
10:34:00 17-01-2022 -
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn…”
07:46:00 24-12-2021 -
Bài học từ tư tưởng Hồ Chính Minh về “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”
09:14:00 21-12-2021 -
Vài nét khái quát về tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh
14:35:00 20-12-2021 -
Thầy cô – người mở ra trí óc và chạm đến trái tim
09:57:00 20-11-2021 -
Vài suy nghĩ về nghề giáo
14:40:00 18-11-2021 -
Quan điểm của Lênin về những người cộng sản và tư cách người cộng sản
09:54:00 18-11-2021 -
Nhà giáo thời 4.0
09:11:00 17-11-2021 -
Nâng cao nguồn nhân lực Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp
15:10:00 10-11-2021 -
Cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp cần thực hiện “6 biết, 3 không”
10:35:00 04-11-2021 -
Quan điểm của Karl Marx và Friedrich Engels về những người cộng sản
09:07:00 04-11-2021 -
Tăng cường công tác dân vận của tổ chức cơ sở đảng ở Đồng Tháp hiện nay
14:38:00 01-11-2021 -
Bàn về vai trò quy ước trong đời sống dân cư ở Việt Nam hiện nay
13:29:00 14-10-2021 -
Dạy, học trực tuyến ở trường chính trị tỉnh và một số vấn đề cần quan tâm
17:25:00 08-10-2021 -
Một số quy định của Tổ chức Lao động quốc tế về lao động trẻ em
16:27:00 18-09-2021 -
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Tìm hiểu Luật Cảnh sát biển Việt Nam”
08:07:00 16-09-2021 -
Quân dân Đồng Tháp chuẩn bị chống Pháp trong những ngày sau Cách mạng tháng Tám
15:17:00 01-09-2021 -
Đồng Tháp vững bước đi lên từ những ngày tháng Tám năm 1945
14:58:00 24-08-2021 -
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - tượng đài của quân đội Việt Nam hiện đại
14:21:00 23-08-2021 -
Tinh thần thi đua ái quốc trong bối cảnh toàn dân chống dịch Covid-19 hiện nay
08:13:00 23-08-2021 -
Cần lắm sự đồng lòng
08:09:00 23-08-2021 -
Củng cố niềm tin đất Sen hồng sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiếp tục phát triển
13:44:00 18-08-2021 -
Thanh niên Đất Sen Hồng đồng lòng chống dịch
07:40:00 17-08-2021 -
Khái quát về dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước
15:22:00 16-08-2021 -
Bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
09:53:00 30-07-2021 -
Phát huy vai trò của gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen trong công tác dân vận
08:33:00 26-07-2021 -
Sử dụng mã nguồn mở DSpace để xây dựng thư viện số
10:22:00 19-07-2021 -
Đào tạo trực tuyến phát huy tính giao tiếp của người học ở các trường Chính trị
11:20:00 02-07-2021 -
Bài học rút ra sau 21 năm đứng trên bục giảng
15:39:00 25-06-2021 -
Phát huy năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên trong tình hình dịch Covid-19
10:40:00 22-06-2021 -
Suy nghĩ về đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong giai đoạn hiện nay
08:10:00 21-06-2021 -
Nâng cao hiệu quả tổ chức cuộc họp ở cơ sở
09:31:00 01-06-2021 -
Một số điểm nổi bật trong học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh
13:59:00 17-05-2021 -
Những điều cần thiết đối với giảng viên tập sự
07:22:00 11-05-2021 -
Tinh thần ngày 30/4/1975 trong giai đoạn hiện nay
20:33:00 02-05-2021 -
Vài suy nghĩ về lí tưởng cách mạng của thanh niên Việt Nam xưa và nay
14:40:00 19-04-2021 -
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý luận chính trị
08:28:00 31-03-2021 -
Tập thể dục rèn luyện sức khỏe theo lời Bác dạy
07:14:00 27-03-2021 -
Thanh niên Việt Nam trước thách thức của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
07:02:00 27-03-2021 -
Người Thanh niên tiêu biểu, giàu nghị lực - Nguyễn Công Hùng
09:57:00 22-03-2021 -
Người nữ Bí thư Tỉnh ủy Sa Đéc
07:37:00 22-03-2021 -
Sự phát triển Học thuyết giá trị - lao động trước Marx và sự hoàn thiện của Marx
15:34:00 11-03-2021 -
Chính sách kinh tế mới – Nep, cách tiếp cận của Lênin đến Chủ nghĩa xã hội
08:27:00 08-03-2021 -
Hiến định về quyền của phụ nữ Việt Nam qua từng thời kỳ
08:46:00 04-03-2021 -
Thực trạng đảm bảo pháp lý quyền con người đối với nhóm người dễ bị tổn thương
08:09:00 01-03-2021 -
Mùa dịch Covid – 19, cảm nhận y đức nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam
07:52:00 01-03-2021 -
Quan điểm về “giữ thế công” trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh
15:16:00 18-02-2021 -
MÙA XUÂN LÀ TẾT TRỒNG CÂY LÀM CHO ĐẤT NƯỚC CÀNG NGÀY CÀNG XUÂN
07:59:00 17-02-2021 -
Mùa xuân đặc biệt
09:55:00 05-02-2021 -
CHÀO ĐÓN TẾT 2021 – NĂM TÂN SỬU TRỌN VẸN, BÌNH AN VÀ HẠNH PHÚC
14:40:00 04-02-2021 -
CON TRÂU TRONG VĂN HÓA VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI VIỆT NAM
10:37:00 04-02-2021 -
Tết Nguyên Đán - Nơi lưu giữ những giá trị văn hóa
08:38:00 04-02-2021 -
NHÌN LẠI CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN VÀ TRƯỞNG THÀNH CỦA ĐẢNG QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
14:50:00 03-02-2021 -
Hạnh phúc của dân tộc là mùa xuân bất tận của Đảng ta
15:16:00 02-02-2021 -
HIỀN TÀI VỚI TƯƠNG LAI DÂN TỘC
09:03:00 27-01-2021 -
VỮNG TIN VÀO SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUA ĐẠI HỘI XIII
14:55:00 26-01-2021 -
Phát triển du lịch Làng hoa Sa Đéc – tầm nhìn, định hướng
09:45:00 26-01-2021 -
SA ĐÉC PHỐ VÀ HOA
08:53:00 21-01-2021 -
Giảng viên Trường Chính trị với việc đưa Nghị quyết Đảng bộ Tỉnh vào bài giảng
14:10:00 19-01-2021 -
Sưu tầm một số sử liệu về năm Tân Sửu ở Việt Nam
15:35:00 13-01-2021 -
Sự thành lập các chi bộ Đảng ở tỉnh Đồng Tháp
08:11:00 12-01-2021 -
Tinh thần nhập thế trong các tôn giáo bản địa ở Nam Bộ
13:58:00 07-01-2021 -
Giá trị trường tồn của tác phẩm “Đạo đức cách mạng”
07:58:00 05-01-2021 -
Tình hình tỉnh Sa Đéc khi bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa I, năm 1946
07:49:00 05-01-2021 -
Một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
10:06:00 15-12-2020 -
Những điểm sáng từ giáo dục Mỹ Long
15:20:00 11-12-2020 -
Nông thôn Việt Nam đổi mới từ những chủ trương đúng đắn của Đảng
15:09:00 11-12-2020 -
Trao đổi về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp hành chính
14:21:00 08-12-2020 -
Tìm hiểu về phong cách ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
14:17:00 04-12-2020 -
Một số quy định pháp luật quốc tế về đình công
10:08:00 01-12-2020 -
Nhớ về một ngày mùa thu khói lửa (23/11/1940)
08:52:00 24-11-2020 -
Đảm bảo pháp lý quyền con người giai đoạn 1959-1980
09:09:00 20-11-2020 -
Võ Trường Toản, một tấm gương nhà giáo
08:52:00 20-11-2020 -
Đôi dòng suy nghĩ về ngày Tri ân 20/11
15:01:00 17-11-2020 -
Tôn vinh Nhà giáo ở một số nước trên thế giới
14:52:00 17-11-2020 -
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2020)
10:34:00 05-11-2020 -
Những giá trị cốt lõi của Trang thông tin điện tử Trường Chính trị Tỉnh
08:14:00 14-09-2020 -
Từ một số mô hình cơ quan Nhân quyền quốc gia và gợi mở cho Việt Nam
15:37:00 03-09-2020 -
Một vài suy nghĩ về xây dựng văn hóa giao tiếp hiện nay
21:40:00 25-08-2020 -
Một số cách thức phân loại quyền con người dựa trên pháp luật nhân quyền quốc tế
23:19:00 12-08-2020 -
Nước mắt sự sum vầy
15:42:00 28-07-2020 -
Về Côn Đảo viếng Nghĩa trang Hàng Dương
17:49:00 27-07-2020 -
Câu chuyện giao tiếp thời công nghệ thông tin
16:52:00 14-07-2020 -
Học tập và làm theo Bác từ những việc nhỏ nhất
15:36:00 14-07-2020 -
Giữ cho đúng tư cách một người cách mệnh
20:56:00 25-06-2020 -
Tiếp cận thông tin trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
21:12:00 17-06-2020