ناشر الأصول

null Một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của Đảng uỷ xã trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Trang chủ Tin tức - Sự kiện

Một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của Đảng uỷ xã trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp

Ths. Phan Thị Minh Hiền

                                                                                             Khoa Xây dựng Đảng

Đảng uỷ xã lãnh đạo xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao có thể hiểu là hoạt động của các Đảng uỷ xã xác định những mục tiêu, chủ trương, giải pháp xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về nông thôn mới nâng cao, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Đến nay, toàn Huyện Lấp Vò có 12/12 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 12/12 xã duy trì đạt 19/19 tiêu chí theo Quyết định số 863/QĐ-UBND-HC ngày 08/8/2022 của UBND Tỉnh. Uỷ ban nhân dân huyện Lấp Vò đã hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Lấp Vò đạt chuẩn huyện nông thôn mới năm 2023 trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh. Hiện nay, đang chờ kết quả thẩm tra của Tỉnh.

Toàn huyện Lấp Vò hiện có 05 xã đã được Uỷ ban nhân dân Tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 41,67% (Năm 2021: Định Yên, Bình Thành; năm 2022: Định An, Tân Mỹ; năm 2023: Mỹ An Hưng B). Đến nay, toàn Huyện có 05/12 xã duy trì đạt 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, Huyện phấn đấu có thêm 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao bao gồm: Xã Bình Thạnh Trung đăng ký Kế hoạch năm 2023 chuyển tiếp thực hiện năm 2024; xã Tân Khánh Trung đăng ký mới năm 2024.

Những năm qua, Đảng uỷ các xã trên địa bàn huyện Lấp Vò đã lãnh đạo xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao với nhiều thành tựu, thuận lợi nhưng cũng không ít hạn chế, khó khăn. Qua đó, Đảng uỷ các xã đã rút ra một số bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao như sau:

Một là, khi thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao cần bám sát theo chủ trương, chỉ đạo của Tỉnh, Huyện, các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao và điều kiện cụ thể của từng xã. Đảng ủy ra nghị quyết lãnh đạo, xác định rõ nội dung, biện pháp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân thực hiện. Xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân xã, các chi bộ, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể, tập trung vào những tiêu chí khó, tiêu chí đạt còn thấp để cả hệ thống chính trị cùng với Nhân dân vào cuộc thực hiện.

Hai là, Đảng, chính quyền xã phải gắn bó với nhân dân, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để có giải pháp vận động phù hợp để người dân tự nguyện tham gia; giải thích để mọi người dân hiểu rõ mục tiêu của xây dựng nông thôn mới nâng cao là phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập và đời sống người dân. Bên cạnh đó, phát huy tính gương mẫu trong cán bộ, đảng viên, kịp thời khen thưởng biểu dương những hộ dân hoặc cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Ba là, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân trong đóng góp và thụ hưởng thành quả của xây dựng nông thôn mới nâng cao. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân phải là giải pháp quan trọng hàng đầu; phải tuyên truyền cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công sức, kinh phí, hiến đất và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công của Chương trình. Phát huy vai trò của Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản và người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Bốn là, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu của chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã phải chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Các bước tiến hành phải được tính toán một cách khoa học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó xác định các nhiệm vụ ưu tiên làm khâu đột phá để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời phát huy dân chủ, công khai minh bạch dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng.

Năm là, xây dựng nông thôn mới nâng cao phải trên cơ sở kế thừa, phát huy và phát triển bền vững những tiêu chí đã đạt, bổ sung, nâng cấp, chỉnh trang để hoàn
thiện những tiêu chí gần đạt và tập trung chỉ đạo quyết liệt những tiêu chí khó
đạt. Thực hiện mạnh mẽ xã hội hóa để huy động các nguồn lực trong cộng đồng
dân cư, những người dân xa quê thành đạt và cộng đồng doanh nghiệp có tâm
huyết với địa phương nhằm tạo thêm nguồn vốn kết hợp với vốn ngân sách để tập
trung vào các công trình phúc lợi công cộng thuộc nhóm không có hỗ trợ của nhà
nước.

Sáu là, phải xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó đề cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, quản lý điều
hành của chính quyền, công tác phối hợp tuyên truyền vận động của Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; trong quá trình thực hiện phải nắm bắt kịp thời các văn bản của cấp trên đặt biệt là các văn bản mới sửa đổi để xây dựng chương trình, kế hoạch tại địa phương cho phù hợp.

Bảy là, cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, có sự phân công ràng, có kiểm tra, giám sát thường xuyên, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện; kịp thời khen thưởng những cách làm hay, sáng tạo; chấn chỉnh những nhận thức, cách làm chưa đúng trong thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Như vậy, với những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả được đúc kết qua thực tiễn lãnh đạo xây dựng địa phương đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của Đảng uỷ xã trên địa bàn huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp sẽ là bài học kinh nghiệm để các xã còn lại có thể tham khảo trong công tác lãnh đạo thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao, góp phần đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; duy trì, nâng chất tiêu chí Huyện nông thôn mới năm 2024 và thời gian tới./.